Thursday, March 14, 2024

Potassium là gì? Các thực phẩm có chứa Potassium ..Kali là gì? Tại sao tụt Kali máu lại ảnh hưởng tới tính mạng?

 

Kali là gì? Tại sao tụt Kali máu lại ảnh hưởng tới tính mạng?

Kali (hay còn gọi là potassium, có ký hiệu K, số nguyên tử là 19) là kim loại kiềm mềm, có màu trắng bạc dễ bị oxy hóa nhanh trong không khí và phản ứng rất mạnh với nước tạo ra một lượng nhiệt đủ để đốt cháy lượng hydro sinh ra trong phản ứng này.

kali-la-gi-1

Khoảng 98% kali trong cơ thể được tìm thấy trong các tế bào (trong đó 80% được tìm thấy trong các tế bào cơ, 20% còn lại có thể được tìm thấy trong xương, gan và các tế bào hồng cầu).

Vai trò của Kali trong cơ thể

Khi vào trong cơ thể, kali hoạt động như một chất điện phân. Chất điện phân là các chất mà khi gặp môi trường nước chúng sẽ phân giải thành các ion dương hoặc âm có khả năng dẫn điện. Các ion kali mang điện tích dương.

Cơ thể của chúng ta sử dụng điện tích dương này để quản lý nhiều quá trình hoạt động quan trọng của cơ thể, kiểm soát tín hiệu thần kinh và co cơ. Do đó, lượng chất điện giải trong cơ thể thấp hoặc cao có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng. 

Giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng

Trong cơ thể người có hơn 60% là nước: 40% tồn tại bên trong các tế bào (gọi là dịch nội bào – ICF), còn lại được tìm thấy trong máu, dịch tủy sống, khoảng trống giữa các tế bào (gọi là dịch ngoại bào – ECF).

Kali và Natri là các chất điện giải ảnh hưởng chính tới thể tích nước trong dịch nội bào và ngoại bào. Kali là chất điện giải chính đối với ICF và có vai trò kiểm soát lượng nước bên trong các tế bào. Ngược lại, Natri là chất điện phân chủ yếu ở bên ngoài tế bào và kiểm soát lượng dịch ngoại bào. Cơ chế này được gọi là sự thẩm thấu.

Luôn có một sự cân bằng các chất điện giải bên ngoài và bên trong các tế bào. Tuy nhiên, khi độ thẩm thấu bị mất cân bằng, lượng nước sẽ di chuyển sang bên có nhiều chất điện giải hơn để tái cân bằng nồng độ điện giải. Điều này có thể khiến các tế bào bị co lại khi nước tháo ra ngoài, hoặc phồng lên và vỡ ra khi chứa quá nhiều nước bên trong.

Đây là một trong những công dụng của kali đối với cơ thể, lý giải tại sao chúng ta cần được cung cấp đủ lượng điện giải để duy trì cân bằng chất lỏng. Thể tích chất lỏng thay đổi có thể dẫn đến mất nước, ảnh hưởng đến tim và thận.

Tham gia dẫn truyền xung thần kinh

Hệ thần kinh có chức năng “lan truyền các thông điệp” qua lại giữa các thùy não và toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Những thông điệp này được gửi đi dưới dạng các xung thần kinh và có tác dụng điều chỉnh co thắt cơ bắp, nhịp tim, phản xạ và nhiều chức năng quan trọng khác.

Các xung thần kinh được tạo ra bởi dòng ion natri di chuyển vào tế bào và dòng ion kali di chuyển ra khỏi tế bào. Sự chuyển động của các ion này làm thay đổi điện áp của tế bào, từ đó kích hoạt một xung thần kinh. Như vậy, nồng độ kali trong máu giảm có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra xung thần kinh.

Giúp điều hòa co thắt cơ bắp và tim

Chính nhờ tham gia quá trình dẫn truyền xung thần kinh như trên mà sự thay đổi nồng độ kali trong máu có thể ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh, làm suy yếu quá trình co thắt cơ bắp.

Khi nồng độ kali máu quá cao, tim có thể bị giãn ra, trở nên yếu hơn và tạo ra nhịp tim bất thường (tương tự với khi kali bị tụt). Khi hoạt động của tim bất thường, chức năng bơm máu lên não, các cơ quan và cơ bắp sẽ không thể đảm bảo hiệu quả. Trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim không đều có thể gây ra tử vong đột ngột. Do đó mà có thể nói tụt Kali máu có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Hàm lượng Kali khuyến nghị

Ở người trưởng thành nhu cầu Kali cần thiết mỗi ngày là 4.700 (mg), nhưng trên thực tế lượng tiêu thụ kali trung bình thường thấp hơn mức tiêu chuẩn, cụ thể một người đàn ông chỉ bổ sung khoảng 3.200 miligam kali mỗi ngày và con số này ở phụ nữ là 2.400 miligam. 

Việc bổ sung kali có thể thay đổi ở những người mắc bệnh về thận, cụ thể là ít hơn 4.700 mg/ngày theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì khi thận hoạt động không tốt, quá nhiều kali sẽ tích tụ lại trong cơ thể dẫn đến các vấn đề bất thường liên quan tới thần kinh và cơ bắp.

Ngoài ra, nồng độ kali trong cơ thể còn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố hormone và những loại thuốc khác bệnh nhân đang sử dụng. Do đó người bị bệnh thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng kali cần bổ sung thích hợp, từ đó điều chỉnh lại chế độ ăn uống.

Dấu hiệu thiếu & thừa kali

8 dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu Kali

  • Liên tục cảm thấy mệt mỏi
  • Bị cao huyết áp
  • Bạn ăn chủ yếu toàn thực phẩm chế biến sẵn
  • Cảm thấy yếu cơ hoặc bị chuột rút
  • Tim bạn ngưng đập một nhịp
  • Cảm thấy muốn ngất hoặc chóng mặt
  • Táo bón
  • Cảm giác bị tê cứng

Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa Kali?

Khi hàm lượng Kali trong máu lớn hơn 5mmol/l được cho là tăng Kali trong máu. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 7mmol/l sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

Các triệu chứng phát hiện: 

  • Vô cảm
  • Tê các đầu ngón
  • Giảm phản xạ gân xương (xuất hiện muộn)
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Cảm giác ngứa
  • Buồn nôn và nôn
  • Khó thở, đau ngực, nhịp tim không đều

Biểu hiện của tăng kali máu nói chung là nghèo nàn, bệnh nhân chỉ thấy cảm giác yếu cơ, liệt cơ, đau mỏi các bắp chân, bắp tay, dị cảm, chuột rút, buồn nôn, nôn. Các triệu chứng tim mạch luôn có và là biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có cảm giác đánh trống ngực, nhịp tim bị bỏ nhịp (ngoại tâm thu), nặng hơn sẽ có tụt huyết áp, ngừng tim và bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.(Nguyên nhân và phương pháp điều trị cần được thăm khám, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)

Hướng dẫn bổ sung Kali đúng cách

Nguyên tắc bổ sung Kali

Thiếu hụt kali thường xảy ra hơn ở một số đối tượng, bao gồm:

  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu
  • Công việc đòi hỏi nhiều về thể chất
  • Vận động viên luyện tập ở khu vực có nhiệt độ cao và đổ mồ hôi quá mức
  • Có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sự hấp thụ của hệ tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn
  • Rối loạn ăn uống
  • Hút thuốc lá hoặc hít phải nhiều khói thuốc
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy
  • Chế độ ăn uống với nguồn thực phẩm giàu kali và ít natri có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ.

Tuy nhiên, nếu bổ sung lượng kali rất cao có thể gây tử vong.

Thực phẩm giàu Kali

Khoai lang

Khoai lang nướng có 542mg kali (đáp ứng 12% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày). Lượng dinh dưỡng này dựa trên chế độ ăn 2000 calo mỗi ngày. Ngoài ra, khoai lang cũng rất giàu vitamin A. Khoai lang rất ngon miệng và dễ ăn nên bạn hoàn toàn có thể thường xuyên tiêu thụ loại thực phẩm này.

Khoai tây trắng

Một phát hiện bất ngờ có thể bạn chưa biết: một củ khoai tây nướng cỡ vừa có 941mg kali ( đáp ứng 20% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày). Bạn nên ăn khoai tây để nguội để bổ sung thêm lượng tinh bột có thể chống lại bệnh gút.

Cà chua

Bản thân cà chua tươi đã chứa một lượng kali vừa đủ. Theo dữ liệu từ USDA, 100g cà chua tươi chứa 237mg Kali. Thế nhưng, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn từ các dạng cà chua cô đặc hơn, chẳng hạn như bột cà chua hoặc nước sốt cà chua.

Đặc biệt, cà chua phơi khô dưới ánh nắng mặt trời sẽ chứa nhiều kali hơn. Theo đó, 1/2 cốc cà chua khô sẽ chứa 925mg kali, bằng 35% lượng khuyến nghị cho phụ nữ trưởng thành.

Dưa hấu

Ăn 2 miếng dưa hấu tươi ngon sẽ giúp bạn bổ sung cho cơ thể được 641mg kali (đáp ứng 14% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày). Dưa hấu cũng là nguồn thực phẩm tuyệt vời có tác dụng giảm nguy cơ ung thư. Bạn cũng có thể đổi sang uống nước ép dưa hấu hoặc chế biến theo ý thích của mình.

Cải bó xôi

Rau chân vịt hoặc rau bó xôi cũng là nguồn thực phẩm giàu kali. Khi ăn khoảng 225g rau bó xôi xào với mì ống, cơ thể bạn sẽ nhận được một lượng kali lớn đến 540mg (đáp ứng 11% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày).

Củ cải

Củ cải đường được xem là thức ăn giàu kali, vì 150g củ cải đường nấu chín sẽ cung cấp cho cơ thể bạn 518mg (đáp ứng 11% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày) kali. Ngoài ra, củ cải đường cũng là nguồn folate dồi dào – một loại vitamin cần thiết cho quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA.

Với củ cải đường, bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon. Bạn có thể ăn củ cải luộc, ngâm chua hoặc ăn sống.

Đậu đen

Đậu đen không chỉ chứa nhiều chất xơ, protein mà còn là một thực phẩm chứa nhiều kali tuyệt vời cho cơ thể. Ăn 165g đậu đen, bạn sẽ nhận được 739mg khoáng chất (đáp ứng 16% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày).

Đậu trắng

Khi cần bổ sung kali cho cơ thể, bạn đừng bỏ qua đậu trắng. 262g đậu trắng có 1.189mg kali. Đó là một phần tư năng lượng mà bạn cần bổ sung mỗi ngày. Ngoài ra, 262g đậu trắng cũng chứa một lượng lớn 20g protein và 13g chất xơ rất có lợi cho cơ thể bạn.

Cá hồi đóng hộp

Cá hồi đóng hộp là thực phẩm ưa thích của những người lười nấu ăn. Nó có lợi cho sức khỏe tim mạch vì cá hồi giàu omega-3 và cá hồi đóng hộp cũng rất dễ sử dụng. Mỗi 5 oz (khoảng 28,34g) cá hồi đóng hộp bạn sẽ nhận được 487mg kali (đáp ứng 10% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày) cho cơ thể.

Đậu nành Nhật Bản

Đậu nành Nhật Bản là một trong những thực phẩm giàu protein nhất trên thế giới. Ngoài ra, đậu nành Nhật Bản còn có lợi ích cung cấp kali cho cơ thể bạn: 155g đậu nành Nhật Bản cung cấp 676mg kali (đáp ứng 14% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày).

Bí đỏ

Bí đỏ cũng là một trong những loại thực phẩm giàu kali. 205g bí đỏ nấu chín có lượng lớn kali là 582mg (đáp ứng 12% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày). Bạn có thể chế biến bí đỏ với những món ăn ngon khác như xào, trộn bí đỏ với bơ nếu bạn thích ăn bơ.

Cải cầu vồng

Cải cầu vồng cũng có mặt trong danh sách các loại thực phẩm giàu kali. 36g cải cầu vồng đã nấu chín có chứa tới 961mg (đáp ứng 20% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày) kali đấy. Bạn có thể chế biến món rau này để cơ thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt và vitamin A, C, K.

Sữa chua

Mỗi hộp sữa chua thông thường (không phải là sữa chua Hy Lạp) có khoảng 573mg kali (đáp ứng 12% tổng lượng kali cơ thể cần/ngày). Thêm vào đó, sữa chua còn cung cấp một nửa nhu cầu canxi hàng ngày cho cơ thể.


Potassium là gì? Các thực phẩm có chứa Potassium 

Bạn đã từng nghe về Potassium chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu ngay về Potassium là gì? Các thực phẩm có chứa Potassium nhé.

1. Potassium là gì?
2. Potassium có ở đâu?
3. Thực phẩm giàu potassium
4. Công dụng của potassium
Potassium và sức khỏe tim mạch
Potassium và đột quỵ

Potassium thực chất chính là một chất có ở trong nhiều loại rau củ quả hằng ngày mà chúng ta ăn. Chính vì thế hãy cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu xem Potassium là gì? Các thực phẩm có chứa Potassium.

1 Potassium là gì?

Potassium hay còn gọi là chất Kali.Potassium hay còn gọi là chất Kali.

Potassium có tên gọi từ tiếng Latin và tiếng Arab. Nó được khám phá lần đầu tiên vào năm 1807 bởi ông Humphry Davy, ông nghiên cứu và tách lập nó từ potash ăn da. Đây chính là một kim loại được tách lập từ phương pháp điện phân.

Khác với những kim loại khác thuộc nhóm kìm thì Potassium khi phân li trong nước sẽ giải phóng hydrogen. Khi tiếp xúc với nước thì Potassium sẽ tự cháy và muối của Potassium sẽ cho ngọn lửa màu tím. Tuy nhiên thì Potassium không gây độc hay nguy hại gì khi tiếp xúc và xử lý.

Potassium dịch ra có nghĩa là chất kali, đây là loại khoáng chất có nhiều thứ ba trong cơ thể của chúng ta. Potassium có vai trò giúp cơ thể điều tiết chất lỏng, truyền tín hiệu thần kinh và điều chỉnh sự co thắt cơ bắp trong cơ thể con người.

2 Potassium có ở đâu?Potassium có trong các loại thực phẩm hằng ngày.

Khoa học đã phát hiện, Potassium là kim loại dồi dào thứ bảy trên thế giới và nó chiếm khoảng 2,4% trọng lượng của vỏ trái đất.

Đa số khoáng chất của Potassium không hòa tan được và rất khó thu được kim loại từ chúng. Ngoài ra trong các loại thực phẩm hằng ngày của chúng ta sử dụng cũng có một lượng lớn chất Potassium có lợi cho cơ thể.

3 Thực phẩm giàu potassiumPotassium có nhiều trong rau xanh.

Trong cuộc sống của chúng ta thì Potassium có vai trò rất quan trọng ở động thực vật kể cả con người. Các nhà khoa học và Viện Y khoa thuộc Viện lâm Khoa học Quốc gia Mỹ khuyến cáo người trưởng thành nên bổ sung ít nhất 4.700mg Potassium mỗi ngày.

Potassium sẽ dễ dàng tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm như rau cải xanhcà chuadưa leo (dưa chuột), bí ngôkhoai tâycà rốtchuốithịt bòthịt gia cầm, và quả hạch. Chính vì thế bạn có thể dễ dàng bổ sung Potassium qua các thức ăn hàng ngày.

4 Công dụng của potassiumPotassium là một chất giúp cây cối phát triển và có nhiều trong đất.

Potassium chính là một chất dinh dưỡng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Công dụng chủ yếu của Potassium là chất cần thiết cho cây xanh tăng trưởng, nó còn có mặt ở đa số loại đất. Chính vì lý do này mà Potassium được ứng dụng làm phân bón.

Nhiều muối potassium rất quan trọng và được sử dụng phổ biến, bao gồm potassium hydroxide, nitrate, carbonate, chloride, bromide, iodide, cyanide, sulfate, chromate, và dichromate.

Một số công dụng của Potassium đối với cơ thể con người

Potassium và sức khỏe tim mạchPotassium giúp duy trì lưu thông khí huyết.

Công dụng chính của Potassium cho sức khỏe tim mạch chính là duy trì lưu thông khí huyết. Potassium sẽ là một chất hỗ trợ đắc lực làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra thì Potassium còn có công dụng làm giảm các cục máu đông hỗ trợ hệ tuần hoàn máu trong cơ thể.

Potassium và đột quỵ

Potassium giúp điều chỉnh huyết áp giảm nguy cơ đột quỵ.Potassium giúp điều chỉnh huyết áp giảm nguy cơ đột quỵ.

Nếu cơ thể duy trì lượng Potassium ở mức cao sẽ là một yếu tố bảo vệ chống lại đột quỵ. Ngoài ra nó còn giúp điều chỉnh huyết áp của cơ thể. Chính vì vậy nếu lượng Potassium quá thấp sẽ có nguy cơ bị đột quỵ. Bạn phải cần thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa Potassium nhé.

Trên đây chính là những thông tin cần thiết mà bạn cần biết về Potassium. Biết được tầm quan trọng của nó rồi thì hãy thường xuyên bổ sung cho cơ thể bạn nhé. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ có ích với bạn.

No comments:

Post a Comment

TRANG CHINH

Tác dụng của thuốc latanoprost là gì?

https://hellobacsi.com/thuoc/latanoprost/ Tác dụng của thuốc latanoprost là gì? Latanoprost được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp do bệnh g...