Saturday, April 6, 2024

Tác dụng của thuốc latanoprost là gì?

https://hellobacsi.com/thuoc/latanoprost/

Tác dụng của thuốc latanoprost là gì?

Latanoprost được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp do bệnh glaucom (loại góc mở) hoặc các bệnh về mắt khác (ví dụ như tăng nhãn áp). Thuốc tương tự như một chất hóa học tự nhiên trong cơ thể (prostaglandin) và hoạt động bằng cách điều tiết dòng chảy của chất lỏng bên trong mắt làm cho áp suất trong mắt thấp hơn. Việc giảm áp lực cao trong mắt giúp ngăn ngừa mù lòa.

Bạn nên dùng thuốc latanoprost như thế nào?

Bạn sử dụng thuốc này cho mắt bị bệnh một lần một ngày vào buổi tối hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng thuốc nhiều lần hơn chỉ định vì như vậy có thể làm giảm hiệu qảu của thuốc.

Để tra thuốc vào mắt, bạn nên rửa tay sạch trước. Để tránh nhiễm bẩn ống nhỏ, bạn giữa không chạm đầu ống vào tay hoặc mắt hoặc bất cứ bề mặt nào.

Các chất bảo quản trong thuốc này có thể bị hấp thụ bởi kính áp tròng. Nếu bạn có mang kính áp tròng, tháo kính trước khi sử dụng thuốc này và đeo kính vào mắt ít nhất 15 phút sau khi nhỏ latanoprost.

Ngửa đầu ra sau, nhìn lên và kéo xuống mi mắt dưới. Giữ đầu ống nhỏ mắt trên mắt của bạn và nhỏ đúng số giọt. Cúi xuống và nhẹ nhàng nhắm mắt của bạn trong 1-2 phút. Đặt một ngón tay ở góc bên trong mắt của bạn, gần mũi và ép nhẹ nhàng. Điều này sẽ ngăn chặn thuốc từ trong mắt chảy ra. Cố gắng không nhấp nháy và không chà mắt của bạn.

Sau khi dùng, bạn không rửa ống nhỏ mắt. Thay thế nắp ống nhỏ giọt sau mỗi lần sử dụng.

Bạn nhớ sử dụng thuốc thường xuyên để thấy rõ tác dụng từ thuốc. Để tránh quên liều, bạn nên sử dụng thuốc cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều quan trọng là bạn cần tiếp tục sử dụng latanoprost ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Hầu hết những người bị bệnh tăng nhãn áphoặc áp lực cao trong mắt khi bình thường không cảm thấy bị bệnh.

Nếu đang sử dụng một loại thuốc mắt (ví dụ như thuốc nhỏ giọt hoặc thuốc mỡ), bạn  cần chờ ít nhất 5 phút trước khi dùng các sản phẩm khác cho mắt. Dùng thuốc nhỏ mắt trước khi dùng thuốc mỡ mắt để cho phép thuốc nhỏ mắt thấm vào mắt.

Bạn nên bảo quản thuốc latanoprost như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy,  bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và  thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt  thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc  công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc latanoprost cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng nhãn áp:

Bạn nhỏ 1 giọt vào mắt bị bệnh mỗi ngày một lần vào buổi tối.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở:

Bạn nhỏ 1 giọt vào mắt bị bệnh mỗi ngày một lần vào buổi tối.

Liều dùng thuốc latanoprost cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc latanoprost có những dạng và hàm lượng nào?

Latanoprost có dạng và hàm lượng là: dung dịch nhỏ mắt: 50 ug/1ml.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc latanoprost?

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Ngừng sử dụng latanoprost và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng:

  • Mẩn đỏ, sưng, ngứa, hoặc đau trong hoặc xung quanh mắt ;
  • Rỉ hoặc chảy ra từ mắt ;
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng;
  • Thay đổi thị lực
  • Đau ngực.

Các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm:

  • Triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng;
  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Mắt khó chịu nhẹ;
  • Mờ mắt;
  • Cảm giác như một cái gì đó trong mắt ;
  • Khô mắt hoặc chảy nước mắt;
  • Đau nhói hoặc cảm giác như bịđốt của mắt sau khi nhỏ thuốc.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc latanoprost bạn nên biết những gì?

Trước khi sử dụng latanoprost, báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu :

  • Bạn bị dị ứng với latanoprost hoặc bất kỳ loại thuốc khác;
  • Bạn đang dùng hoặc định dùng các loại thuốc kê đơn và không kê đơn, bao gồm vitamin;
  • Bạn bị viêm mắt;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh gan hoặc bệnh thận;
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn chuẩn bị phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang sử dụng latanoprost.
Verifying...


Sunday, March 31, 2024

Bạn có biết về chỉ số suy thận Creatinin trong cơ thể & Cách nào để giảm?

Bạn có biết về chỉ số suy thận Creatinin trong cơ thể & Cách nào để giảm?

Bạn có biết về chỉ số suy thận Creatinin trong cơ thể & Cách nào để giảm?

Creatinin – chỉ số suy thận có ý nghĩa như thế nào? Chỉ số Creatinin bao nhiêu là cảnh báo suy thận? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm. Hãy tham khảo bài viết đưới đây để có kiến thức tổng quan về Creatinin.

Creatinin là gì? Creatinin ở mức bao nhiêu là bình thường?

Creatinin là sản phẩm chuyển hóa của creatin – phân tử giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Creatinin chỉ được đào thải qua thận do vậy chỉ số creatinin trong máu sẽ phản ánh chính xác về chức năng của thận và chẩn đoán tình trạng suy thận.

Chỉ số suy thận Creatinin giúp đánh giá chức năng của thận
Chỉ số suy thận Creatinin giúp đánh giá chức năng của thận
 

Chỉ số suy thận creatinin trong máu của người bình thường sẽ dao động ở mức sau:

– Ở người lớn: Nam giới có chỉ số 0,6 – 1,2mg/dl hoặc 74-110 µmol/l và ở nữ giới: 0,5 – 1,1mg/dl hoặc 58-96 µmol/l.

– Ở trẻ em: Mức creatinin bình thường là 0,2mg/dl hoăc có thể tăng hơn một chút.

Lượng creatinin trong cơ thể của người trẻ tuổi, người trung niên có thể cao hơn và thấp hơn một chút ở những người lớn tuổi. Vậy chỉ số creatinin bao nhiêu là suy thận?

– Ở trẻ em: Creatinin trên 2mg/dl.

– Ở người lớn: Trên 10mg/dl.

Các xét nghiệm lấy chỉ số suy thận creatinin

Đối với creatinin máu: Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu mang đi phân tích. Bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu và có thể sinh hoạt bình thường ngay sau đó.

 

Đối với creatinin niệu: Bác sĩ sẽ đo lường mức độ của creatinine có trong nước tiểu và chỉ phân tích mẫu nước tiểu lấy một lần duy nhất trong 24h trước đó. Kết quả xét nghiệm có thể sai nếu như lấy mẫu nước tiểu không chính xác. Thử nghiệm creatinine nước tiểu sẽ giúp các bác sĩ đánh giá chính xác mức độ suy thận.

Nếu chỉ số creatinin máu cao, điều ấy có nghĩa là thận hoạt động không tốt và có nguy cơ suy thận rất cao.Tuy nhiên chỉ số creatinine có thể tăng lên tạm thời nếu bị mất nước hoặc sử dụng một số loại thuốc huyết áp, thuốc chống viêm.

Từ kết quả xét nghiệm chỉ số creatinin trong suy thận, có thể phân loại theo từng giai đoạn suy thận như sau:

Mức độ suy thậnMLCT(ml/ph)Creatinin máu(mg/dl)Creatinin máu(µmol/l)
Bình thường1200,8 – 1,270 – 107
Suy thận độ I60 – 41< 1,5< 130
Suy thận độ II40 – 211,5 – 3,4130 – 299
Suy thận độ IIIa20 – 113,5 – 5,9300 – 499
Suy thận độ IIIb10 – 56,0 – 10500 – 900
Suy thận độ IV< 5> 10> 900

Bảng chỉ số Creatinin theo cấp độ suy thận

Ngoài creatinin còn những chỉ số xét nghiệm bệnh suy thận nào?

1. Mức lọc cầu thận (GFR): GFR sẽ cho biết chức năng thận có tốt không và đang hoạt động bao nhiêu phần trăm.

2. Blood Urea Nitrogen (BUN) còn được gọi là chỉ số ure máu: Xét nghiệm chỉ số ure máu và nước tiểu sẽ giúp đánh giá chức năng lọc của cầu thận và sự tái hấp thu ở ống thận. Khi bị suy thận, chỉ số này sẽ tăng lên. Nồng độ urê máu bình thường ở mức: 3,6 – 6,6 mmol/l và nồng độ urê nước tiểu là: 250 – 500 mmol/24h.

 
Chỉ số ure máu giúp đánh giá chức năng lọc của thận

3. Protein: Khi thận bị tổn thương, chức năng lọc của thận sẽ suy giảm dẫn tới sự rò rỉ protein trong nước tiểu. Xét nghiệm đơn giản này có thể phát hiện lượng protein có chứa trong nước tiểu.

4. Microalbumin niệu: Đây là thử nghiệm nhạy cảm giúp phát hiện một lượng nhỏ protein trong nước tiểu.

5. Albumin huyết thanh: Ở người khỏe mạnh, albumin huyết thanh nằm trong khoảng 35 – 50 g/l, chiếm 50 – 60% protein toàn phần huyết thanh. Albumin giảm mạnh là biểu hiện của viêm cầu thận cấp và ở những người bị thận hư, lượng albumin giảm chỉ còn khoảng 10 – 20 g/l.

6. nPNA: Xét nghiệm cho biết bạn có bổ sung đủ chất đạm vào cơ thể hay không.

7. SGA: SGA sẽ giúp kiểm tra các dấu hiệu của các vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể.

8. Hemoglobin: Xét nghiệm chỉ số Hemoglobin sẽ giúp bạn nhận thấy cơ thể thiếu máu hay không bởi đây là một phần của các tế bào máu đỏ mang oxy từ phổi đến các tế bào.

Hướng dẫn các cách giảm creatinin máu hiệu quả

Uống trà xanh và các loại trà thảo dược

Theo các chuyên gia y tế, các loại trà thảo dược và trà xanh có tác dụng kích thích thận, làm gia tăng lượng nước tiểu. Uống nhiều loại trà này sẽ giúp đào thải lượng creatinin dư thừa ra khỏi cơ thể. Do vậy mỗi ngày bạn nên uống từ 2 đến 3 ly trà thảo dược.

Chế độ ăn giảm creatinin

Chỉ số suy thận creatinin có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống do vậy để làm giảm nồng độ này, người bệnh cần giảm creatinin trong thực đơn của mình. Người suy thận nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như thịt chó, hải sản; kiểm soát lượng protein từ động vật hấp thụ vào cơ thể, không ăn quá nhiều vì sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Người suy thận ăn gì để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh?
 

Hạn chế hoạt động mạnh

Vận động nhiều rất tốt cho cơ thể nhưng đối với người suy thận nên thay thế các bài tập cường độ mạnh thành những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ. Hoạt động mạnh có thể khiến cho hàm lượng creatinin được hình thành nhiều lên và sẽ tăng sự tích tụ trong máu.

Kiểm soát lượng chất lỏng đưa vào cơ thể

Mỗi ngày chúng ta nên uống từ 6 đến 8 cốc nước. Các bác sĩ lý giải rằng thiếu nước khiến bạn đi tiểu ít hơn, đồng nghĩa cơ thể sẽ bài tiết lượng creatinin ít hơn. Ngược lại, nếu tiêu thụ quá nhiều nước sẽ làm tăng huyết áp và gây áp lực lên thận. Do vậy chúng ta cần uống lượng nước vừa đủ để các hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường.


https://trungtamytebaoloc.vn/pkdk-khoa-xn-va-chuan-doan-hinh-anh/ban-co-biet-ve-chi-so-suy-than-creatinin-trong-co-the-cach-nao-de-giam-295.html

Thursday, March 28, 2024

Thuốc tiểu đường Jardiance: 6 điều cần biết để dùng thuốc an toàn

https://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/dai-thao-duong/3442-jardiance-cach-dung-va-6-dieu-can-biet-de-dung-thuoc-an-toan.html

Thuốc tiểu đường Jardiance: 6 điều cần biết để dùng thuốc an toàn

Sunday, March 17, 2024

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NATRI ĐỐI VỚI CƠ THỂ KHÔNG THỂ BỎ QUA

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NATRI ĐỐI VỚI CƠ THỂ KHÔNG THỂ BỎ QUA

Để đảm bảo cho sức khoẻ, cơ thể luôn cần bổ sung những khoáng chất nhằm cung cấp những phần tử cần thiết cho các chức năng cơ thể từ hệ thần kinh, cơ bắp đến điều hòa tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, duy trì cân bằng chất lỏng của tế bào. Một trong những khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể chính là Natri.

Natri trong cơ thể con người là gì 

Natri (hay Sodium) trong cơ thể là chất điện giải, dạng ion. Thiếu vắng Natri, các chức năng của cơ thể sẽ suy giảm nghiêm trọng. Sở dĩ, Natri là ion và chất điện giải chính trong cơ thể, nó là chất cần thiết để điều hoà máu. Ngoài ra, nó là một thành phần quan trọng của dây thần kinh và giúp điều hòa sự co cơ.

Mọi người thường nghĩ cơ thể được cung cấp Natri từ muối. Thực chất, Natri còn có ở nhiều nguồn thực phẩm khác. Như một chất điện phân, nó điều chỉnh các chất dịch cơ thể và truyền xung điện trong cơ thể. Không giống như các loại vitamin và khoáng chất khác, nhiệt không có tác dụng với natri. Vì vậy, nó có thể được sử dụng theo nhiều cách và các chế phẩm khác nhau mà không làm mất tác dụng của nó. Mỗi đối tượng, lứa tuổi, sẽ cần một lượng Natri khác nhau với những tác dụng riêng biệt.

Vai trò của Natri đối với co thể con người?

Khi Natri được bổ sung cho cơ thể ở dạng muối, ngoài việc làm tăng hương vị cho món ăn, nó cũng bổ sung một lượng Natri cho cơ thể. Những lợi ích sức khỏe của Natri bao gồm:

• Cân bằng nước: Natri là một trong những khoáng chất giúp điều chỉnh nồng độ chất lỏng trong cơ thể con người. Natri và cân bằng nước được liên kết chặt chẽ. Cổng natri và các kênh bơm nước vào các tế bào và điều chỉnh lượng dịch ngoại bào trong cơ thể.

• Say nắng: Nó được gây ra do sự thất bại của hệ thống điều chỉnh nhiệt trong cơ thể con người. Đây là hình thức kiệt sức do nhiệt gây ra do tiếp xúc liên tục với nhiệt độ rất cao. Sự tiếp xúc này làm cho cơ thể mất khả năng duy trì nhiệt độ bình thường. Tình trạng này tiếp tục trầm trọng do mất muối và nước trong cơ thể. Như vậy, natri đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa say nắng hoặc kiệt sức vì nóng bằng cách thay thế chất điện giải bị mất. Ngoài nước lọc, uống dung dịch có chứa muối và đường để chống say nắng. Muối cũng có thể được trộn với nước ép xoài để hỗ trợ nhiều hơn. Natri và cân bằng dung dịch là rất quan trọng đối với sức bền vận động viên cũng như những người năng động.

>>>Xem thêm: Xử Lý Ngộ Độc Thực Phẩm Bằng Nước Điện Giải?

• Chức năng não: Bộ não rất nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ natri trong cơ thể; thiếu hụt natri thường biểu hiện như sự nhầm lẫn và hôn mê. Natri hỗ trợ trong việc giữ cho đầu óc nhạy bén, và nó là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ, vì natri có tác dụng cải thiện chức năng não.

• Chuột rút cơ bắp: Chúng được gây ra chủ yếu là trong những tháng mùa hè nóng do mất cân bằng điện giải và mất nước. Cùng với dưỡng ẩm cơ thể, bổ sung cơ thể của một người với nước trái cây và dung dịch giàu natri để khôi phục lại lượng điện giải cũng rất quan trọng.

• Chống lão hóa: Natri là một sản phẩm dưỡng ẩm quan trọng chứa trong nhiều loại kem chống lão hóa. Nó bảo vệ chống lại các gốc tự do đẩy nhanh quá trình lão hóa. Hơn nữa, nó giúp khôi phục lại làn da trẻ trung và khỏe mạnh.

 Loại bỏ CO2 dư thừa: Natri đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ bất kỳ carbon dioxide dư thừa nào tích tụ trong cơ thể.

• Quy định hấp thụ Glucose: Natri giúp tạo thuận lợi cho sự hấp thu glucose của tế bào, dẫn đến việc vận chuyển dễ dàng các chất dinh dưỡng trong màng tế bào của cơ thể.

 Duy trì Acid / bazơ : Bằng cách thay đổi tỷ lệ acid-bazơ phốt phát kiềm trong cơ thể, natri kiểm soát phản ứng của thận và các tần số và thành phần của nước tiểu.

• Điều hòa dung dịch: Một trong những lợi ích sức khỏe đáng chú ý nhất của natri là khả năng cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể con người do sự điều hòa dung dịch trong các tế bào của cơ thể.

>>>Xem thêm: Thực Hư Việc Điều Trị Viêm Xoang Bằng Nước Điện Giải

• Cân bằng ion: Natri liên kết với clorua và bicacbonat trong việc duy trì một sự cân bằng giữa hai loại ion, ion tích điện dương và ion tích điện âm.

• Duy trì sức khỏe tim mạch: Natri có thể giúp duy trì co thắt bình thường của tim. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp của cơ thể con người, nhưng sự gia tăng quá mức lượng natri có thể làm tăng đáng kể huyết áp và gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Tiêu thụ Natri mỗi ngày bao nhiêu là đủ?

Mức tiêu thụ natri khuyến cáo là 2400mg / ngày. Nếu bạn không cung cấp cho cơ thể đủ natri, các triệu chứng thiếu hụt có thể dao động từ kích thích đến gây tử vong. Một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của cơ thể là hệ thống thần kinh.

Sự thiếu hụt natri dẫn đến những tiêu cực như:

–  Tiêu chảy

–  Nôn

–  Nhức đầu

–  Huyết áp thấp

–  Hôn mê

–  Sụt cân

–  Rối loạn

–  Chóng mặt

–  Kích thích cơ bắp

Trong khi sự thiếu hụt natri là nguy hiểm, thì dư thừa natri cũng có thể gây ra huyết áp cao, sưng các mô thần kinh và dây thần kinh và phù não. Nếu tình hình không được giảm bớt, nó thậm chí có thể dẫn đến hôn mê. Natri dư thừa cũng nâng cao khả năng nhiễm trùng phổi.

>>>Xem thêm: Tại Sao Người Lớn Tuổi Cần Uống Nước ĐIện Giải

Các thực phẩm giàu Natri nên bổ sung

Những thực phẩm như táo, muối, bắp cải, lòng đỏ trứng, đậu, và chuối đem lại nguồn Natri dồi dào. Ngoài ra cà rốt, bột làm bánh, củ cải, rau lá xanh và đậu Hà Lan cũng cung cấp lượng Natri đáng kể. Phô mai chế biến, cá hun khói, thịt muối, đồ ăn nhẹ, đồ chua và nước sốt cũng chứa lượng lớn natri, tuy nhiên khi sử dụng quá thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ.

Các thực phẩm giàu Natri 

Vậy nên tìm nguồn Natri từ đầu an toàn mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ?

Có thể bạn chưa biết trong nước khoáng cung cấp một lượng lớn Natri, có thể bổ sung hằng ngày mà không lo sợ về chất lượng thực phẩm hay bệnh tật. Tuy nhiên các loại nước hiện nay đều lọc qua công nghệ RO, làm mất hết các khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Theo BS. CKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa BV Chợ Rẫy, nước uống giàu tính kiềm, chứa chất điện giải sẽ giúp bệnh nhân lấy lại sức khoẻ và duy trì tốt hoạt động đường tiêu hóa. Nước điện giải ion kiềm chứa các ION thiết yếu bao gồm: Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+… cho cơ thể. Đồng thời cũng giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh như máu nhiễm mỡ, giải độc cơ thể, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, tiểu đường.

Để có được nguồn nước điện giải ion kiềm, quý khách hãy liên hệ với máy lọc nước điện giải ion kiềm Alkaviva, để được tư vấn và chia sẻ thêm nhiều công dụng khác nữa nhé!

Photpho là gì? Phân loại, Tính chất & Vai trò trong đời sống

  • Thời gian đăng: 15:41:47 PM

PHOTPHO LÀ GÌ? PHÂN LOẠI, TÍNH CHẤT & VAI TRÒ TRONG ĐỜI SỐNG

Photpho (P) là chất rắn tồn tại dưới nhiều dạng thù hình khác nhau, photpho tồn tại trong tự nhiên dưới dạng 2 khoáng vật chính là Apatit và Photphorit với nhiều vai trò quan trọng trong nông nghiệp, sức khỏe hay trong các ngành công nghiệp. Cùng Vietchem tìm hiểu thêm về phi kim này ở bài viết dưới đây

1. Photpho là gì

Phosphor hay Photpho là một phi kim có các đặc tính sau:

  • Nguyên tử khối của photpho là 30, đứng vị trí thứ 15 trong bảng tuần hoàn, nhóm VA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn
  • Cấu hình e của photpho: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3
  • Hóa trị của photpho: Do lớp ngoài cùng có 5 electron nên trong các hợp chất hóa trị của photpho có thể là 5. Ngoài ra trong một số hợp chất photpho còn có hóa trị 3
  • Photpho kí hiệu là gì: Kí hiệu P
xu-ly-photpho-trong-nuoc-thai

Hình 1: Nguyên tố Phosphorus

2. Phân loại photpho

Photpho nguyên chất có nhiều hình dáng và màu sắc như trắng, tím, đỏ, đen, hồng… phụ thuộc vào sự sắp xếp của các nguyên tố. Dưới đây là một số loại photpho phổ biến

2.1. Photpho đỏ

Là chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy rữa, phi kim này bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối, chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 250 độ C, không tan trong các dung môi thông thường

Khi đun nóng photpho đỏ trong không khí, phi kim này chuyển thành hơi khi làm lạnh thì hơi đó ngưng tụ lại và chuyển thành photpho trắng

Để bảo quản photpho đỏ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Khi vận chuyển chắc chắn phải sử dụng găng tay, kính mắt và áo chống hóa chất. Vận chuyển cẩn thận tránh va chạm mạnh có nguy cơ rò rỉ hay bốc cháy
  • Lưu trữ ở nhiệt độ từ 2-8 độ C, đảm bảo không vượt quá 40 độ C để tránh bốc cháy
  • Tránh ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp
  • Đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hóa chất

2.2. Photpho trắng

Đây là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng, trong như sáp và có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. Trong tinh thể, những phân tử P4 nằm ở nút mạng và liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu

Photpho trắng dễ nóng chảy, không tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ như CS2, C6H6…, rất độc và gây bỏng nặng khi rơi vào da. Phi kim này có thể bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 40 độ C  nên được bảo quản bằng cách ngâm trong nước. Ở nhiệt độ thường, photpho trắng phát quang có màu lục nhạt trong bóng tối. Khi đun nóng đến nhiệt độ 250 ở môi trường không có không khí thì photpho trắng chuyển thành photpho đỏ là dạng bền vững hơn

2.3. Photpho đen

Photpho đen là dạng photpho ổn định nhiệt động tại nhiệt độ và áp suất phòng. Khi nung nóng photpho trắng dưới áp suất cao khoảng 12.000 atm ta thu được photpho đen với ngoại hình, tính chất và cấu trúc rất giống than chì.

Photpho đen được ứng dụng để chế tạo những transistor có hiệu suất rất tốt giúp giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của ngành điện tử trong tương lai: tăng số lượng bán dẫn truyền tải trên một con chip và giảm thiểu kích thước bán dẫn.

tiem-nang-tiet-kiem-nang-luong-cua-photpho-den-va-may-bien-tan-gia-re-1669961006

Hình 2: Photpho đen

4. Tính chất hóa học của photpho

Photpho tác dụng với oxi

Phi kim này tác dụng với một số kim loại hoạt động tạo ra photphua kim loại. 

Ví dụ:

2P + 3Ca -> Ca3P2 (điều kiện nhiệt độ)

Photpho có tính khử

Tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi, halogen, lưu huỳnh… và các hợp chất khác có tính oxi hóa mạnh

Ví dụ:

4P + 3O2 -> 2P2O3 (điều kiện nhiệt độ, thiếu oxi)

4P + 5O2 -> 2P2O5 (điều kiện nhiệt độ, dư oxi)

5. Trạng thái tự nhiên và điều chế

Nguồn chứa nhiều photpho trong tự nhiên là các quặng apatit và Photphorit 

Trong công nghiệp, photpho đỏ được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit hoặc apatit, than cốc và cát ở 1200 độ C trong lò điện. Khi hơi photpho thoát ra được ngưng tụ và làm sạch sẽ thu được P trắng ở dạng rắn

quang-apatit-1024x512

Hình 3: Quặng Apatit

6. Chu trình photpho trong tự nhiên

Trong chu trình tự nhiên, phosphor di chuyển qua nhiều môi trường như đá, nước, đất, trầm tích và sinh vật. Mưa và phong hóa theo thời gian làm cho phosphat vô cơ rời khỏi đá và tồn tại trong môi trường đất và nước. Cây cối hấp thụ photphat vô cơ từ đất thông qua quá trình chuyển hóa từ dạng vô cơ khó tiêu thành dễ tiêu nhờ vi sinh vật, trong khi động vật lấy photpho từ thực vật hoặc thức ăn của chúng. Khi ở trong cơ thể của sinh vật, phosphat được tích hợp vào các phân tử hữu cơ. Những phosphat này sau đó được mô động vật hấp thụ qua việc tiêu thụ thức ăn, rồi cuối cùng trở lại đất qua quá trình bài tiết nước tiểu và phân bón. Khi cây cối hoặc động vật chết và phân rã, phosphat hữu cơ được trả về đất.

chu-trinh-phot-pho

Hình 4: Chu trình Phosphorus

Chu trình photpho tự nhiên cũng bao gồm việc tạo sẵn các dạng phosphat hữu cơ trong đất cho cây trồng, thông qua quá trình khoáng hóa, do vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ thành phospho vô cơ. Ngoài ra, phosphor có thể đi vào các hệ thống nước thông qua phân bón, nước thải, cặn khoáng tự nhiên và chất thải từ các quy trình công nghiệp khác. Lượng phosphor này có thể tập trung ở khu vực lưu vực sông trước khi đi vào đại dương, nơi nó có thể được lưu trữ trong trầm tích theo thời gian.

7. Ứng dụng của photpho

Nông nghiệp: Là một thành phần chính của phân bón, photpho là yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của cây trồng. Nó giúp cải thiện sự phát triển của rễ và quá trình sinh sản, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cây trước các bệnh tật.

ung-dung-phot-pho-trong-nong-nghiep

Hình 5: P ứng dụng trong phân bón

Dược phẩm: Photpho và các hợp chất của nó được sử dụng trong sản xuất thuốc, bao gồm cả việc tạo ra các hợp chất phosphate để làm thuốc bổ sung khoáng chất và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Công nghiệp: Photpho được sử dụng trong sản xuất phụ gia, chất làm cứng kim loại, và là một thành phần chính trong việc sản xuất photphat, một loại hóa chất quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau.

Đèn và điện tử: Trong các ứng dụng như các loại đèn huỳnh quang, các hợp chất photpho được sử dụng để tạo ra ánh sáng.

Photpho dùng để sản xuất lửa pháo và chất nổ: Do khả năng tạo ra năng lượng khi cháy mạnh mẽ, photpho được sử dụng trong sản xuất thuốc nổ và lửa pháo.

photpho-trong-diem

Hình 6: Ứng dụng trong sản xuất diêm

Chất xử lý nước: Phosphat được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước để loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa như nitơ và phát triển quá mức của tảo và rêu trong môi trường nước.

Dinh dưỡng và thức ăn gia súc: Photpho được sử dụng trong sản xuất thức ăn gia súc và thức ăn chăn nuôi để cung cấp khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của động vật.

8. Vai trò của photpho trong cơ thể người

Đóng vai trò kết nối giữa việc hấp thu canxi vào cơ thể và chuyển canxi vào xương, góp phần làm cho xương và răng chắc khỏe.

Là thành phần quan trọng của các phân tử ADN, ARN, tham gia vào việc xây dựng gen trong cơ thể.

Hỗ trợ quá trình tạo năng lượng cho cơ thể thông qua việc sản xuất ATP trong các tế bào.

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình lọc chất thải của thận.

Tham gia vào việc điều chỉnh hoạt động co bóp cơ và truyền dẫn tín hiệu thần kinh, có ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh cũng như sự đều đặn của cơ tim.

Hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng cách tham gia vào việc hoạt hóa bạch cầu tại các khu vực viêm.

Các thực phẩm giàu photpho mà chúng ta có thể bổ sung hàng ngày:

thuc-pham-chua-phot-pho

Hình 7: Thực phẩm giàu P

  • Gan bò cân nặng khoảng 85 gram chứa 422 mg phốt pho. 
  • Một cốc đậu lăng nấu chín (tương đương khoảng 198 gram) chứa khoảng 356 mg phốt pho. 
  • Một phần đùi gà nướng chín (chỉ thịt, khoảng 137 gram) cung cấp 315 mg. 
  • Một cốc hạt hướng dương khô (tầm 46 gram bao gồm cả vỏ) chứa 304 mg phốt pho. 
  • Một cốc phô mai tươi với hàm lượng chất béo sữa 1% (tương đương 226 gram) chứa khoảng 303 mg. 
  • Một cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất không đường (khoảng 200 gram) cung cấp khoảng 274 mg. 
  • Một cốc sữa dê (khoảng 244 gram) cung cấp 271 mg. 
  • Một khẩu phần cá hồi tự nhiên nấu chín (tầm 85 gram) chứa 218 mg phốt pho.

9. Đơn vị cung cấp hóa chất tinh khiết, thuốc thử nồng độ Photpho

TRANG CHINH

Tác dụng của thuốc latanoprost là gì?

https://hellobacsi.com/thuoc/latanoprost/ Tác dụng của thuốc latanoprost là gì? Latanoprost được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp do bệnh g...