Saturday, March 9, 2024

Chế độ ăn cho người suy thận mạn không lọc máu

 

Chế độ ăn cho người suy thận mạn 

không lọc máu

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân suy thận mạn. Đặc biệt, những người bị suy thận mạn không lọc máu nếu có chế độ ăn phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh suy thận mạn tốt hơn.

1. Chế độ ăn uống đóng vai trò như thế nào đối với bệnh nhân suy thận mạn?

Các bệnh nhân suy thận mãn tính phần lớn là do mắc các bệnh lý mãn tính gây biến chứng như cao huyết áp, xơ vữa động mạchgout, đái tháo đường, viêm cầu thậnsỏi thậnu tiền liệt tuyếnhội chứng thận hư, ...

Ở bệnh nhân suy thận mạn, chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình việc điều trị và kiểm soát bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân chưa phải lọc máu chạy thận. Một chế độ ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể mang lại những lợi ích sau:

  • Hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa, giúp bảo tồn chức năng thận.
  • Làm chậm sự tiến triển của bệnh, từ đó trì hoãn chỉ định lọc máu.
  • Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên tắc ăn cho người suy thận mạn không lọc máu

Bệnh nhân suy thận mạn không lọc máu cần đảm bảo nguyên tắc ăn uống sau để có thể kiểm soát bệnh:

  • Đủ năng lượng: Bệnh nhân suy thận mãn tính thường bị suy dinh dưỡng do phải kiêng khem nhiều loại thực phẩm, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ... dẫn đến ăn không ngon, hoặc bị nôn ói sau khi ăn. Do đó, mỗi bữa ăn của bệnh nhân suy thận mãn tính cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng để phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng. Nhu cầu năng lượng đối với bệnh nhân suy thận mạn không lọc máu cần đảm bảo là 35 - 45 Kcal/kg/ngày.
  • Giảm chất đạm: Bệnh nhân suy thận mãn tính cần giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn để giảm sự hoạt động, đào thải của thận, hạn chế tình trạng ứ đọng chất thải ở thận và biến chứng tăng ure máu, đồng thời giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như chán ăn, buồn nôn, nôn ói,... Nhu cầu đạm trong khẩu phần hợp lý là 0,8g/kg/ngày.
  • Hạn chế muối: Bệnh nhân suy thận mạn cần hạn chế muối và natri trong các bữa ăn để tránh gây sức ép đối với thận đang bị tổn thương, hạn chế ứ đọng natri trong cơ thể, từ đó làm giảm chứng cao huyết áp. Nhu cầu natri hợp lý là từ 1 - 2g/ngày, tùy theo mức độ suy thận, phù và huyết áp của người bệnh.
  • Hạn chế kali: Người bị suy thận mãn tính cũng cần hạn chế kali trong khẩu phần ăn bởi chức năng thận suy giảm không thể đảm bảo việc lọc kali như thận bình thường. Nhu cầu kali hợp lý là 2 - 3g/ngày, tuy nhiên khi nồng độ kali trong máu tăng, bệnh nhân bị phù và tiểu ít thì nên giảm còn 1g/ngày.
  • Hạn chế phốt-pho: Bệnh nhân suy thận mạn không lọc máu cũng cần hạn chế phốt-pho trong khẩu phần để hạn chế tình trạng ứ đọng phốt-pho trong máu có thể làm tăng nguy cơ gãy xương và các vấn đề về xương khớp. Nhu cầu phốt-pho hợp lý là dưới 1,2g/ngày.
  • Nhu cầu nước: Tùy vào giai đoạn bệnh, mức độ phù và lượng nước tiểu, người bệnh nên uống nước hợp lý. Nhu cầu nước trung bình trong ngày đối với bệnh nhân suy thận là bằng tổng lượng nước tiểu, lượng dịch trong cơ thể mất đi (do nôn, ói, ...) và khoảng 300 - 500ml.

No comments:

Post a Comment

TRANG CHINH

Olmesartan

Tác dụ ng Tác dụng của Olmesartan là gì? Olmesartan được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Trị tăng huyết áp giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau ti...