Friday, March 8, 2024

Chạy thận nhân tạo: Những điều cần biết Share:

 https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/chay-than-nhan-tao-nhung-dieu-can-biet/


Chạy thận nhân tạo: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Bác sĩ điều trị Bệnh nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Với sự phát triển của các phương pháp điều trị thay thế thận, đặc biệt là chạy thận nhân tạo đã giúp bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 kéo dài cuộc sống lên đến hàng chục năm, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh lên rất nhiều.

1. Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể. Một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể sẽ được thiết lập, máu của người bệnh sẽ được dẫn ra bộ lọc của máy chạy thận để lọc sạch các chất cặn của quá trình chuyển hóa và nước thừa, sau đó máu sẽ được trả về cơ thể.

Chạy thận nhân tạo dựa trên các cơ chế sau:

  • Cơ chế siêu lọc: Do áp lực của bơm máu cao hơn áp lực bơm dịch nên áp lực thủy tĩnh của khoang máu sẽ cao hơn áp lực ở khoang dịch, nước từ khoang máu sẽ di chuyển sang khoang dịch và kéo theo các chất hòa tan.
  • Cơ chế khuếch tán riêng phần: Các chất hòa tan như urê, creatinin và các chất có trọng lượng phân tử nhỏ khác có nồng độ cao trong máu sẽ khuếch tán từ máu sang khoang dịch lọc do sự chênh lệch nồng độ.
  • Cơ chế dòng đối lưu: Sau một thời gian khi chất tan ở khoang máu và khoang dịch lọc cân bằng nhau, quá trình khuếch tán sẽ giảm hiệu lực.

Để hạn chế quá trình trên, trong chạy thận nhân tạo, máu và dịch lọc sẽ được chạy ngược chiều nhau để giảm sự cân bằng nồng độ và nâng cao hiệu quả lọc.

Chạy thận nhân tạo
Quy trình chạy thận nhân tạo

2. Khi nào cần chạy thận nhân tạo?

Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 (hay còn gọi là giai đoạn cuối) sẽ được chỉ định chạy thận. Vào giai đoạn này, mức lọc cầu thận của bệnh nhân đã giảm xuống mức rất thấp <15 ml/ph/1.73 m2 thận hầu như đã mất hoàn toàn chức năng, các chất độc của quá trình chuyển hóa tích tụ trong cơ thể, bệnh nhân phải được điều trị thay thế thận để duy trì cuộc sống. Ở bệnh nhân đái tháo đường, chạy thận nhân tạo được chỉ định sớm hơn.

Chạy thận nhân tạo còn được sử dụng trong điều trị suy thận cấp và lọc máu khi ngộ độc, quá liều thuốc. .

3. Cần chuẩn bị gì trước khi chạy thận nhân tạo?

Ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 5, trước khi thực hiện lần chạy thận đầu tiên từ vài tuần đến vài tháng, bệnh nhân cần được thực hiện phẫu thuật nối thông động tĩnh mạch (hay còn được gọi là phẫu thuật FAV) để tạo một đường nối giữa động mạch và tĩnh mạch trên tay. Do trong quá trình lọc máu, dòng máu đi qua hệ thống lọc phải đảm bảo lưu lượng không nhỏ hơn 300ml/phút, áp lực cần thiết để hút máu từ cầu nối phải đạt khoảng -100 mmHg, áp lực trả máu về vòng tuần hoàn cũng phải ở mức +100 mmHg. FAV giúp tăng lưu lượng máu để đáp ứng được yêu cầu của nguyên lý chạy thận nhân tạo.

chạy thận nhân tạo

No comments:

Post a Comment

TRANG CHINH

Tác dụng của thuốc latanoprost là gì?

https://hellobacsi.com/thuoc/latanoprost/ Tác dụng của thuốc latanoprost là gì? Latanoprost được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp do bệnh g...